Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

NGẪM LỜI VĨ NHÂN Hà thành mưa gió đầy trời Ta ngồi suy ngẫm những lời vĩ nhân Nàng Kiều trong giá trắng ngần (1) Bùn nhơ vấy bẩn cõi trần làm đau Dập vùi trong chốn bùn nâu Chút lòng trinh bạch còn đâu giữa đời (2) Mặc cho gió tuyết tơi bời Một bông mai trắng giữa trời bung hoa (3, 4, 5) Mong sao trời đất giao hòa An lành ta đứng giữa hoa và người. Trần gian gió tuyết tơi bời Một bông mai đứng giữa trời gió rung. LÊ THANH LONG Truyện Kiều (Nguyễn Du): (1).(1191). Tiếc thay trong giá trắng ngần Đến phong trần cũng phong trần như ai. (2). (1147). Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa. (3). (17). Mai cốt cách, tuyết tinh thần Một người một vẻ mười phân vẹn mười. (4). Thập tải luân giao cầu cổ kiến Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Dịch nghĩa: Mười năm đi tìm gươm báu Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai. (Cao Bá Quát) (5). Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Dịch thơ: Đừng tưởng đông tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai. (Mãn Giác Thiền Sư (1052 - 1096) mô tả sức sống mãnh liệt của mai). GHI CHÚ: 1.Mai là hình ảnh tiêu biểu của người quân tử: Trung tín, ngoan cường, khí phách. Cao Bá Quát cúi đầu trước mai là cúi đầu trước biểu tượng của người quân tử, cúi đầu trước khí phách hiên ngang, bất khuất của người quân tử. 2. CÂU ĐỐI (4)" LÀ CỦA AI? a. Lâu nay nhiều người, kể cả sách giáo khoa, đều cho rằng tác giả của 2 câu đối “Mười năm đi tìm gươm báu/ Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai” là của Cao Bá Quát. b. Theo cứ liệu thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau: Theo “Như Thanh Nhật ký” năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh. Cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản (Hoàng Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh. Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn: “Hữu Khẩu tu ngôn thiên hạ sự/ Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân”. Dịch nghĩa: “Có miệng nên nói việc thiên hạ/ Nghị lực không chịu nhường người xưa”. Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Dịch nghĩa: “Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ/ Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai”. Câu đối tặng Hoàng Tịnh: “Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn/ Vấn tự kim vô Dương Tử Vân”. Dịch nghĩa: “Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn/ Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân”. Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b. Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2, Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64). Câu đối của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854) ... phải chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của Cao Bá Quát như một giai thoại để đời? (Nguyễn Khôi). c. Hoàng Phủ Ngọc Phan thì cho rằng câu đối (4) là của Cao Bá Quát dựa trên khẩu khí, văn chương chứa đầy tâm tư hoài bão sâu kín là dạng tự bạch của Cao Bá Quát, ngược lại câu đối này không phù hợp với cuộc sống tư chất của Nguyễn Tư Giản.

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

NIỀM SAY THƠ CỦA NGƯỜI NHÀ QUÊ CHÂN ĐẤT ĐỒNG ĐỨC BỐN Đồng Đức Bốn là một nhà thơ, ông bắt đầu sáng tác thơ từ cuối những năm 1980, ông mất khi mới 58 tuổi (1948 - 2006). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Rất nhiều công trình nghiên cứu, rất nhiều nhận xét, đánh giá về thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Ông đoạt được nhiều giải thưởng của báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Tiền Phong… Cuộc đời của Đồng Đức Bốn thật kỳ lạ. Xuất thân từ đồng đất quê mùa, nhà nghèo, ít được học hành, vốn chữ nghĩa chẳng được là bao. Vậy mà chàng trai quê Hải Phòng ấy với một túi thơ lục bát đã dám hăm hở xông thẳng vào chốn cung đình thơ ca, gõ cửa nhà những giáo sư, tiến sĩ, các nhà thơ đã thành danh với sự liều mình hiếm thấy… Những câu thơ lục bát đã đưa Đồng Đức Bốn vào đời, tranh đấu để tồn tại, đứng vững… bước lên văn đàn tự tin “Tôi là thi sĩ đồng quê/ Dám đem lục bát làm mê cung đình”. THỬ GIẢI MÃ BÀI THƠ “CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA” Khoảng 1992-1993, Đồng Đức Bốn lúc này đang ở giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình. Tang cha, tang mẹ, tang con... túi rỗng không, đau đớn về tinh thần, nhưng với niềm khát khao thơ ca khôn nguôi, ông cho ra đời tập thơ thuần lục bát nhan đề “Chăn trâu đốt lửa”, lấy tựa đề theo tên một bài thơ: CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. Bình bài thơ này từ những câu chữ đã lộ rõ ra thì không có gì là khó. Nhưng hiểu được những điều gì đó thực sự ẩn sau nó thì không phải dễ. Trẻ chăn trâu lấy đâu ra đủ rạ rơm đốt lửa để chống chọi với cái gió đông tràn ngập trên cánh đồng mênh mông sau mùa gặt. Đúng quá. Thật quá. “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều”. Nếu ta đọc qua thì cũng chỉ thấy bài thơ lục bát nói về thời chăn trâu thần tiên hay hay là lạ vậy thôi. Đốt lửa trên đồng bằng rơm rạ, mà gió đông thổi ào ào thì chỉ một loáng là lửa tàn, thì làm sao khoai cháy thành tro được, có khi khoai còn chưa chin ấy chứ, nếu bỏ đấy đi đuổi diều “cả chiều”. Cặp thơ này chẳng đúng với thực tế chút nào, thậm chí hai cặp thơ lục bát còn mâu thuẫn với nhau. Cặp thơ đầu mâu thuẫn với cặp thơ sau “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. Đồng Đức Bốn có biết hai cặp thơ về nghĩa đen mâu thuẫn với nhau không? Chắc chắn là biết. Nhưng chắc ông có chủ ý riêng của mình. Điều này buộc độc giả phải nghĩ theo hướng khác về các câu thơ, để làm sao bài thơ hợp nhất lại được một cách chặt chẽ, trọn vẹn. Câu thơ bí hiểm này, thực sự tác giả muốn nói về điều gì đây? Mải mê đuổi diều đến nỗi quên cả cái bụng đói, đó là cái tuổi thơ thần tiên của đời người. Câu thơ lột tả được một thời tuổi thơ đầy gian khó, nhưng thoải mái, vô tư, hồn nhiên, trong sáng, thời kỳ chỉ có một lần trong đời và là thời kỳ không bao giờ quên của đời một con người. Đó là ta hiểu trực tiếp câu thơ. Thực ra hai câu thơ đầu tác giả muốn giới thiệu về xuất thân của mình là từ trẻ “chăn trâu” quê mùa “rơm rạ”, đi lên từ vùng quê nghèo với “gió đông” tràn ngập miền đồng bằng duyên hải Hải Phòng “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều”. Đó mới là ý tác giả định nói. Câu thơ thứ hai “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. Trẻ con thả diều có bao giờ “mải mê” “đuổi” theo con diều? Trẻ con thường giong diều, thả diều, buông diều, chứ mấy khi “đuổi” theo con diều? Cái hành động có vẻ hơi ngược đời đó “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro” có lẽ còn mang một ý nghĩa khác thầm kín, riêng tư gì đây? Câu thơ không chỉ nói về cánh diều tuổi thơ, mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. Chả thế mà tác giả lấy tên bài thơ này làm tiêu đề cho tập thơ in. Ta mường tượng ra hình ảnh khác, ý nghĩa khác của câu thơ này. Ở đây tác giả không phải miêu tả việc mải mê buông diều, thả diều, mà “mải mê” “đuổi” theo, theo “đuổi” một con diều, con diều mơ ước đang bay bổng trên trời xanh. “Mải mê đuổi một con diều” không phải là con diều thực, mà là con diều hình tượng, con diều thơ, mà Đồng Đức Bốn đang theo đuổi, đang “mải mê” theo “đuổi”. Thì “củ khoai nướng để cả chiều thành tro” cũng không phải là củ khoai thật. Muốn có khoai thì phải trồng trọt. “Củ khoai” là thành quả lao động của người nông dân quê, “củ khoai nướng” là thành quả lao đông của người thơ Đồng Đức Bốn. “Củ khoai nướng” tượng trưng cho tác phẩm văn chương, tác phẩm thơ. Tác phẩm thơ sinh ra từ làng quê như củ khoai, củ sắn, đã “chin” muồi rồi, mà người đời còn chưa chú ý đến, chưa được biết đến. Các tổ chức nhà nước, các Hội Nhà văn còn chưa biết đến. Câu thơ này muốn nói về nỗi buồn của Đồng Đức Bốn, khi người ta còn chưa biết đến ông, đến tác phẩm của ông, mà ông nói lái đi là “để cả” trời “chiều” cũng buồn, trời buồn chuyển “thành” màu “tro”, màu “tro” xám buổi chiều khơi gợi nỗi buồn, “Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. “Củ khoai nướng” đó chính là tập thơ lấy chính tên bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” làm tiêu đề. Có lẽ ở đây tác giả muốn ám chỉ về sự nghiệp văn chương của mình. “Đuổi theo con diều” bay lên trời xanh trước mặt, chỉ có thể là hình tượng “một con diều thơ ca mơ ước”. Niềm mơ ước từ tuổi thơ chân đất chăn trâu cho đến bây giờ đang trở thành hiện thực, tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” là một cột mốc văn chương đã “chín”, mong mỏi trở thành nhà thơ có lẽ là niềm mơ ước đã có từ lâu rồi, đang âm ỉ cháy, ước mong thầm kín của tác giả muốn đạt được là có tên trong một tổ chức văn chương của đất nước, liệu người ta có biết, có hiểu được mình. Cái sự nghiệp văn chương thơ phú rực “cháy” trong trái tim và niềm mong mỏi, hy vọng luôn thường trực trong người thơ Đồng Đức Bốn. Đó là mơ ước cháy bỏng của một con người xuất thân từ trẻ chăn trâu, ít được học hành, mong muốn trở thành một nhà thơ đúng nghĩa trong làng thơ Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn nghèo đói. Có lẽ đó mới là cái đích của bài thơ muốn hướng tới, ẩn chứa trong trái tim của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Có một câu thơ Đồng Đức Bốn viết lúc bệnh ung thư đã chuyển rất nặng, khi đang nằm ở bệnh viện, đầu năm 2006, có liên quan đến bài thơ và tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” và cho ta hiểu được ý của tác giả rõ hơn về bài thơ này. Đó là câu thơ ““Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa…” (sự nghiệp văn chương của ta đã hoàn thành rồi, thì ta trả bút cho trời). Sau tập thơ lục bát “Chăn trâu đốt lửa”, in năm 1993, là tập thơ “Trở về với mẹ ta thôi”, in năm 2020. Nhà thơ chân đất bước lên văn đàn đầy tự tin, kiêu hãnh. Sự việc lạ nhất là thoắt một cái nhà thơ chân đất Đồng Đức Bốn trở thành Giám đốc Trung tâm Doanh nhân Văn hóa Hải Phòng… Ông thành công, vì rất năng động tiếp cận trực tiếp để tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Đồng Đức Bốn với com lê, ca vát, giầy đen, đăng đàn đọc diễn văn… Hai đêm thơ của ông được tổ chức hoành tráng ở nhà hát Tháng Tám Hải Phòng và Khách sạn Horison Hà Nội. Các nhạc sĩ danh tiếng phổ nhạc thơ ông, còn những ca sĩ trung ương thể hiện ca khúc… Khi ông đến giao lưu đọc thơ cho sinh viên một số trường đại học được vỗ tay hoan nghênh kéo dài hàng phút… Khi đã có tiếng tăm, có lẽ ông sợ mọi người nhìn mình vẫn là chàng trai quê chân đất, nghèo khó, nên hay "khoe" về sự giàu có của mình. Còn bạn bè của Đồng Đức Bốn thì toàn là văn nhân, người nổi tiếng, mấy chục ông Tổng biên tập, nhà văn, nhà thơ có hạng. Đã có lúc, hứng lên ông tấn phong cho mình là kẻ được giao y bát của Nguyễn Du để giữ cho thơ lục bát ở Việt Nam được trường tồn, vinh thăng mãi mãi… Có lẽ đó cũng chỉ là tâm lí thông thường của người đời, thường có chút hoang tưởng đánh giá văn chương của mình cao hơn thực tại, chứ cũng không có gì phải trách cứ nhiều. Chúng ta ai cũng mong muốn có những học trò nối tiếp được sự nghiệp văn chương Nguyễn Du. Sự giầu sang của Đồng Đức Bốn sau này không làm cho thơ ông hay hơn, nhưng có thể làm cho nhiều người biết đến ông và biết đến thơ ông nhiều hơn, thời nay là vậy. Đồng Đức Bốn làm thơ theo cảm xúc, mà không theo lý trí, bài thơ không có ý tưởng định sẵn, người yêu thơ đọc rất thích, hầu như bài thơ nào cũng có những câu thơ tài hoa, nhưng những nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có tiếng tăm thì khó nhận xét phê bình, tuy trong thâm tâm vẫn thấy thích, thích từng câu thơ riêng lẻ, mà khó đánh giá tổng thể toàn bài thơ một cách thật thỏa đáng. Vì vậy Nguyễn Huy Thiệp và Trần Đăng Khoa đôi khi cũng lúng túng, không nhất quán khi đánh giá thơ Đồng Đức Bốn. Tuy vậy đa số những nhà thơ, nhà phê bình, nhà văn có tiếng đều khen thơ Đồng Đức Bốn. Rất nhiều nhạc sĩ có tiếng phổ nhạc thơ ông. Bài thơ “Trở về với mẹ ta thôi” được viết năm 1986, là một bài thơ hay, gây xúc động, đầy tình nhân ái, nó đã động được đến tầng sâu tâm hồn, làm rung động trái tim người đọc “Trở về với mẹ ta thôi/ Giữa bao la một khoảng trời đắng cay/ Mẹ không còn nữa để gầy/ Gió không còn nữa để say tóc buồn/ Người không còn dại để khôn/ Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm…” Năm 2005 Đồng Đức Bốn phát hiện ra mình bị ung thư phổi, sức khỏe giảm sút trầm trọng, đau đớn, nhưng vẫn sáng tác thơ hàng ngày. Ông ngồi lặng lẽ trầm tư nhâm nhi câu thơ mới viết ở bệnh viện “Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa…”. Ngày 14.2.2006 Đồng Đức Bốn trút hơi thở cuối cùng. May mắn là trước khi nhắm mắt ngày 19.1.2006 ông đã được nhìn thấy Tuyển tập thơ “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc”; đứa con tinh thần của mình nặng đến 4 kg, dày 1.108 trang. Tuyển tập “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” lấy theo tên một bài thơ. Đồng Đức Bốn ví mình như chim mỏ vàng và hoa cỏ độc lạ. Ông đã để lại những câu thơ đầy kiêu hãnh “Hiểu tôi là ngọn núi cao/ Thương tôi có một vì sao cuối trời”. Trong Tuyển tập thơ “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” có câu thơ “Bên trời, bên những thần linh/ Bạn đi tìm những bình minh vô thường”. Và phần cuối của tập thơ tuyển có câu “Tôi giờ về với trăng sao/ Xin trời một trận mưa rào đón tôi…”. Đồng Đức Bốn đã “về với trăng sao”, đã yên nghỉ với cỏ cây, “chim mỏ vàng” không còn hót được nữa, nhưng lòng khát khao, say mê với thơ ca của ông thì vẫn như ngọn lửa còn rực cháy mãi mãi. Hà Nội ngày 20.4.2021 LÊ THANH LONG

NIỀM SAY THƠ CỦA NGƯỜI NHÀ QUÊ CHÂN ĐẤT ĐỒNG ĐỨC BỐN

NIỀM SAY THƠ CỦA NGƯỜI NHÀ QUÊ CHÂN ĐẤT ĐỒNG ĐỨC BỐN Đồng Đức Bốn là một nhà thơ, ông bắt đầu sáng tác thơ từ cuối những năm 1980, ông mất khi mới 58 tuổi (1948 - 2006). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Rất nhiều công trình nghiên cứu, rất nhiều nhận xét, đánh giá về thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Ông đoạt được nhiều giải thưởng của báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Tiền Phong… Cuộc đời của Đồng Đức Bốn thật kỳ lạ. Xuất thân từ đồng đất quê mùa, nhà nghèo, ít được học hành, vốn chữ nghĩa chẳng được là bao. Vậy mà chàng trai quê Hải Phòng ấy với một túi thơ lục bát đã dám hăm hở xông thẳng vào chốn cung đình thơ ca, gõ cửa nhà những giáo sư, tiến sĩ, các nhà thơ đã thành danh với sự liều mình hiếm thấy… Những câu thơ lục bát đã đưa Đồng Đức Bốn vào đời, tranh đấu để tồn tại, đứng vững… bước lên văn đàn tự tin “Tôi là thi sĩ đồng quê/ Dám đem lục bát làm mê cung đình”. THỬ GIẢI MÃ BÀI THƠ “CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA” Khoảng 1992-1993, Đồng Đức Bốn lúc này đang ở giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình. Tang cha, tang mẹ, tang con... túi rỗng không, đau đớn về tinh thần, nhưng với niềm khát khao thơ ca khôn nguôi, ông cho ra đời tập thơ thuần lục bát nhan đề “Chăn trâu đốt lửa”, lấy tựa đề theo tên một bài thơ: CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. Bình bài thơ này từ những câu chữ đã lộ rõ ra thì không có gì là khó. Nhưng hiểu được những điều gì đó thực sự ẩn sau nó thì không phải dễ. Trẻ chăn trâu lấy đâu ra đủ rạ rơm đốt lửa để chống chọi với cái gió đông tràn ngập trên cánh đồng mênh mông sau mùa gặt. Đúng quá. Thật quá. “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều”. Nếu ta đọc qua thì cũng chỉ thấy bài thơ lục bát nói về thời chăn trâu thần tiên hay hay là lạ vậy thôi. Đốt lửa trên đồng bằng rơm rạ, mà gió đông thổi ào ào thì chỉ một loáng là lửa tàn, thì làm sao khoai cháy thành tro được, có khi khoai còn chưa chin ấy chứ, nếu bỏ đấy đi đuổi diều “cả chiều”. Cặp thơ này chẳng đúng với thực tế chút nào, thậm chí hai cặp thơ lục bát còn mâu thuẫn với nhau. Cặp thơ đầu mâu thuẫn với cặp thơ sau “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. Đồng Đức Bốn có biết hai cặp thơ về nghĩa đen mâu thuẫn với nhau không? Chắc chắn là biết. Nhưng chắc ông có chủ ý riêng của mình. Điều này buộc độc giả phải nghĩ theo hướng khác về các câu thơ, để làm sao bài thơ hợp nhất lại được một cách chặt chẽ, trọn vẹn. Câu thơ bí hiểm này, thực sự tác giả muốn nói về điều gì đây? Mải mê đuổi diều đến nỗi quên cả cái bụng đói, đó là cái tuổi thơ thần tiên của đời người. Câu thơ lột tả được một thời tuổi thơ đầy gian khó, nhưng thoải mái, vô tư, hồn nhiên, trong sáng, thời kỳ chỉ có một lần trong đời và là thời kỳ không bao giờ quên của đời một con người. Đó là ta hiểu trực tiếp câu thơ. Thực ra hai câu thơ đầu tác giả muốn giới thiệu về xuất thân của mình là từ trẻ “chăn trâu” quê mùa “rơm rạ”, đi lên từ vùng quê nghèo với “gió đông” tràn ngập miền đồng bằng duyên hải Hải Phòng “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều”. Đó mới là ý tác giả định nói. Câu thơ thứ hai “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. Trẻ con thả diều có bao giờ “mải mê” “đuổi” theo con diều? Trẻ con thường giong diều, thả diều, buông diều, chứ mấy khi “đuổi” theo con diều? Cái hành động có vẻ hơi ngược đời đó “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro” có lẽ còn mang một ý nghĩa khác thầm kín, riêng tư gì đây? Câu thơ không chỉ nói về cánh diều tuổi thơ, mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. Chả thế mà tác giả lấy tên bài thơ này làm tiêu đề cho tập thơ in. Ta mường tượng ra hình ảnh khác, ý nghĩa khác của câu thơ này. Ở đây tác giả không phải miêu tả việc mải mê buông diều, thả diều, mà “mải mê” “đuổi” theo, theo “đuổi” một con diều, con diều mơ ước đang bay bổng trên trời xanh. “Mải mê đuổi một con diều” không phải là con diều thực, mà là con diều hình tượng, con diều thơ, mà Đồng Đức Bốn đang theo đuổi, đang “mải mê” theo “đuổi”. Thì “củ khoai nướng để cả chiều thành tro” cũng không phải là củ khoai thật. Muốn có khoai thì phải trồng trọt. “Củ khoai” là thành quả lao động của người nông dân quê, “củ khoai nướng” là thành quả lao đông của người thơ Đồng Đức Bốn. “Củ khoai nướng” tượng trưng cho tác phẩm văn chương, tác phẩm thơ. Tác phẩm thơ sinh ra từ làng quê như củ khoai, củ sắn, đã “chin” muồi rồi, mà người đời còn chưa chú ý đến, chưa được biết đến. Các tổ chức nhà nước, các Hội Nhà văn còn chưa biết đến. Câu thơ này muốn nói về nỗi buồn của Đồng Đức Bốn, khi người ta còn chưa biết đến ông, đến tác phẩm của ông, mà ông nói lái đi là “để cả” trời “chiều” cũng buồn, trời buồn chuyển “thành” màu “tro”, màu “tro” xám buổi chiều khơi gợi nỗi buồn, “Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. “Củ khoai nướng” đó chính là tập thơ lấy chính tên bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” làm tiêu đề. Có lẽ ở đây tác giả muốn ám chỉ về sự nghiệp văn chương của mình. “Đuổi theo con diều” bay lên trời xanh trước mặt, chỉ có thể là hình tượng “một con diều thơ ca mơ ước”. Niềm mơ ước từ tuổi thơ chân đất chăn trâu cho đến bây giờ đang trở thành hiện thực, tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” là một cột mốc văn chương đã “chín”, mong mỏi trở thành nhà thơ có lẽ là niềm mơ ước đã có từ lâu rồi, đang âm ỉ cháy, ước mong thầm kín của tác giả muốn đạt được là có tên trong một tổ chức văn chương của đất nước, liệu người ta có biết, có hiểu được mình. Cái sự nghiệp văn chương thơ phú rực “cháy” trong trái tim và niềm mong mỏi, hy vọng luôn thường trực trong người thơ Đồng Đức Bốn. Đó là mơ ước cháy bỏng của một con người xuất thân từ trẻ chăn trâu, ít được học hành, mong muốn trở thành một nhà thơ đúng nghĩa trong làng thơ Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn nghèo đói. Có lẽ đó mới là cái đích của bài thơ muốn hướng tới, ẩn chứa trong trái tim của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Có một câu thơ Đồng Đức Bốn viết lúc bệnh ung thư đã chuyển rất nặng, khi đang nằm ở bệnh viện, đầu năm 2006, có liên quan đến bài thơ và tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” và cho ta hiểu được ý của tác giả rõ hơn về bài thơ này. Đó là câu thơ ““Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa…” (sự nghiệp văn chương của ta đã hoàn thành rồi, thì ta trả bút cho trời). Sau tập thơ lục bát “Chăn trâu đốt lửa”, in năm 1993, là tập thơ “Trở về với mẹ ta thôi”, in năm 2020. Nhà thơ chân đất bước lên văn đàn đầy tự tin, kiêu hãnh. Sự việc lạ nhất là thoắt một cái nhà thơ chân đất Đồng Đức Bốn trở thành Giám đốc Trung tâm Doanh nhân Văn hóa Hải Phòng… Ông thành công, vì rất năng động tiếp cận trực tiếp để tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Đồng Đức Bốn với com lê, ca vát, giầy đen, đăng đàn đọc diễn văn… Hai đêm thơ của ông được tổ chức hoành tráng ở nhà hát Tháng Tám Hải Phòng và Khách sạn Horison Hà Nội. Các nhạc sĩ danh tiếng phổ nhạc thơ ông, còn những ca sĩ trung ương thể hiện ca khúc… Khi ông đến giao lưu đọc thơ cho sinh viên một số trường đại học được vỗ tay hoan nghênh kéo dài hàng phút… Khi đã có tiếng tăm, có lẽ ông sợ mọi người nhìn mình vẫn là chàng trai quê chân đất, nghèo khó, nên hay "khoe" về sự giàu có của mình. Còn bạn bè của Đồng Đức Bốn thì toàn là văn nhân, người nổi tiếng, mấy chục ông Tổng biên tập, nhà văn, nhà thơ có hạng. Đã có lúc, hứng lên ông tấn phong cho mình là kẻ được giao y bát của Nguyễn Du để giữ cho thơ lục bát ở Việt Nam được trường tồn, vinh thăng mãi mãi… Có lẽ đó cũng chỉ là tâm lí thông thường của người đời, thường có chút hoang tưởng đánh giá văn chương của mình cao hơn thực tại, chứ cũng không có gì phải trách cứ nhiều. Chúng ta ai cũng mong muốn có những học trò nối tiếp được sự nghiệp văn chương Nguyễn Du. Sự giầu sang của Đồng Đức Bốn sau này không làm cho thơ ông hay hơn, nhưng có thể làm cho nhiều người biết đến ông và biết đến thơ ông nhiều hơn, thời nay là vậy. Đồng Đức Bốn làm thơ theo cảm xúc, mà không theo lý trí, bài thơ không có ý tưởng định sẵn, người yêu thơ đọc rất thích, hầu như bài thơ nào cũng có những câu thơ tài hoa, nhưng những nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có tiếng tăm thì khó nhận xét phê bình, tuy trong thâm tâm vẫn thấy thích, thích từng câu thơ riêng lẻ, mà khó đánh giá tổng thể toàn bài thơ một cách thật thỏa đáng. Vì vậy Nguyễn Huy Thiệp và Trần Đăng Khoa đôi khi cũng lúng túng, không nhất quán khi đánh giá thơ Đồng Đức Bốn. Tuy vậy đa số những nhà thơ, nhà phê bình, nhà văn có tiếng đều khen thơ Đồng Đức Bốn. Rất nhiều nhạc sĩ có tiếng phổ nhạc thơ ông. Bài thơ “Trở về với mẹ ta thôi” được viết năm 1986, là một bài thơ hay, gây xúc động, đầy tình nhân ái, nó đã động được đến tầng sâu tâm hồn, làm rung động trái tim người đọc “Trở về với mẹ ta thôi/ Giữa bao la một khoảng trời đắng cay/ Mẹ không còn nữa để gầy/ Gió không còn nữa để say tóc buồn/ Người không còn dại để khôn/ Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm…” Năm 2005 Đồng Đức Bốn phát hiện ra mình bị ung thư phổi, sức khỏe giảm sút trầm trọng, đau đớn, nhưng vẫn sáng tác thơ hàng ngày. Ông ngồi lặng lẽ trầm tư nhâm nhi câu thơ mới viết ở bệnh viện “Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa…”. Ngày 14.2.2006 Đồng Đức Bốn trút hơi thở cuối cùng. May mắn là trước khi nhắm mắt ngày 19.1.2006 ông đã được nhìn thấy Tuyển tập thơ “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc”; đứa con tinh thần của mình nặng đến 4 kg, dày 1.108 trang. Tuyển tập “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” lấy theo tên một bài thơ. Đồng Đức Bốn ví mình như chim mỏ vàng và hoa cỏ độc lạ. Ông đã để lại những câu thơ đầy kiêu hãnh “Hiểu tôi là ngọn núi cao/ Thương tôi có một vì sao cuối trời”. Trong Tuyển tập thơ “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” có câu thơ “Bên trời, bên những thần linh/ Bạn đi tìm những bình minh vô thường”. Và phần cuối của tập thơ tuyển có câu “Tôi giờ về với trăng sao/ Xin trời một trận mưa rào đón tôi…”. Đồng Đức Bốn đã “về với trăng sao”, đã yên nghỉ với cỏ cây, “chim mỏ vàng” không còn hót được nữa, nhưng lòng khát khao, say mê với thơ ca của ông thì vẫn như ngọn lửa còn rực cháy mãi mãi. Hà Nội ngày 20.4.2021 LÊ THANH LONG

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

NIỀM SAY THƠ CỦA NGƯỜI NHÀ QUÊ CHÂN ĐẤT ĐỒNG ĐỨC BỐN

NIỀM SAY THƠ CỦA NGƯỜI NHÀ QUÊ CHÂN ĐẤT ĐỒNG ĐỨC BỐN Đồng Đức Bốn là một nhà thơ, ông bắt đầu sáng tác thơ từ cuối những năm 1980, ông mất khi mới 58 tuổi (1948 - 2006). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Rất nhiều công trình nghiên cứu, rất nhiều nhận xét, đánh giá về thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Ông đoạt được nhiều giải thưởng của báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Tiền Phong… Cuộc đời của Đồng Đức Bốn thật kỳ lạ. Xuất thân từ đồng đất quê mùa, nhà nghèo, ít được học hành, vốn chữ nghĩa chẳng được là bao. Vậy mà chàng trai quê Hải Phòng ấy với một túi thơ lục bát đã dám hăm hở xông thẳng vào chốn cung đình thơ ca, gõ cửa nhà những giáo sư, tiến sĩ, các nhà thơ đã thành danh với sự liều mình hiếm thấy… Những câu thơ lục bát đã đưa Đồng Đức Bốn vào đời, tranh đấu để tồn tại, đứng vững… bước lên văn đàn tự tin “Tôi là thi sĩ đồng quê/ Dám đem lục bát làm mê cung đình”. THỬ GIẢI MÃ BÀI THƠ “CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA” Khoảng 1992-1993, Đồng Đức Bốn lúc này đang ở giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình. Tang cha, tang mẹ, tang con... túi rỗng không, đau đớn về tinh thần, nhưng với niềm khát khao thơ ca khôn nguôi, ông cho ra đời tập thơ thuần lục bát nhan đề “Chăn trâu đốt lửa”, lấy tựa đề theo tên một bài thơ: CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. Bình bài thơ này từ những câu chữ đã lộ rõ ra thì không có gì là khó. Nhưng hiểu được những điều gì đó thực sự ẩn sau nó thì không phải dễ. Trẻ chăn trâu lấy đâu ra đủ rạ rơm đốt lửa để chống chọi với cái gió đông tràn ngập trên cánh đồng mênh mông sau mùa gặt. Đúng quá. Thật quá. “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều”. Nếu ta đọc qua thì cũng chỉ thấy bài thơ lục bát nói về thời chăn trâu thần tiên hay hay là lạ vậy thôi. Đốt lửa trên đồng bằng rơm rạ, mà gió đông thổi ào ào thì chỉ một loáng là lửa tàn, thì làm sao khoai cháy thành tro được, có khi khoai còn chưa chin ấy chứ, nếu bỏ đấy đi đuổi diều “cả chiều”. Cặp thơ này chẳng đúng với thực tế chút nào, thậm chí hai cặp thơ lục bát còn mâu thuẫn với nhau. Cặp thơ đầu mâu thuẫn với cặp thơ sau “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. Đồng Đức Bốn có biết hai cặp thơ về nghĩa đen mâu thuẫn với nhau không? Chắc chắn là biết. Nhưng chắc ông có chủ ý riêng của mình. Điều này buộc độc giả phải nghĩ theo hướng khác về các câu thơ, để làm sao bài thơ hợp nhất lại được một cách chặt chẽ, trọn vẹn. Câu thơ bí hiểm này, thực sự tác giả muốn nói về điều gì đây? Mải mê đuổi diều đến nỗi quên cả cái bụng đói, đó là cái tuổi thơ thần tiên của đời người. Câu thơ lột tả được một thời tuổi thơ đầy gian khó, nhưng thoải mái, vô tư, hồn nhiên, trong sáng, thời kỳ chỉ có một lần trong đời và là thời kỳ không bao giờ quên của đời một con người. Đó là ta hiểu trực tiếp câu thơ. Thực ra hai câu thơ đầu tác giả muốn giới thiệu về xuất thân của mình là từ trẻ “chăn trâu” quê mùa “rơm rạ”, đi lên từ vùng quê nghèo với “gió đông” tràn ngập miền đồng bằng duyên hải Hải Phòng “Chăn trâu đốt lửa trên đồng/ Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều”. Đó mới là ý tác giả định nói. Câu thơ thứ hai “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. Trẻ con thả diều có bao giờ “mải mê” “đuổi” theo con diều? Trẻ con thường giong diều, thả diều, buông diều, chứ mấy khi “đuổi” theo con diều? Cái hành động có vẻ hơi ngược đời đó “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro” có lẽ còn mang một ý nghĩa khác thầm kín, riêng tư gì đây? Câu thơ không chỉ nói về cánh diều tuổi thơ, mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. Chả thế mà tác giả lấy tên bài thơ này làm tiêu đề cho tập thơ in. Ta mường tượng ra hình ảnh khác, ý nghĩa khác của câu thơ này. Ở đây tác giả không phải miêu tả việc mải mê buông diều, thả diều, mà “mải mê” “đuổi” theo, theo “đuổi” một con diều, con diều mơ ước đang bay bổng trên trời xanh. “Mải mê đuổi một con diều” không phải là con diều thực, mà là con diều hình tượng, con diều thơ, mà Đồng Đức Bốn đang theo đuổi, đang “mải mê” theo “đuổi”. Thì “củ khoai nướng để cả chiều thành tro” cũng không phải là củ khoai thật. Muốn có khoai thì phải trồng trọt. “Củ khoai” là thành quả lao động của người nông dân quê, “củ khoai nướng” là thành quả lao đông của người thơ Đồng Đức Bốn. “Củ khoai nướng” tượng trưng cho tác phẩm văn chương, tác phẩm thơ. Tác phẩm thơ sinh ra từ làng quê như củ khoai, củ sắn, đã “chin” muồi rồi, mà người đời còn chưa chú ý đến, chưa được biết đến. Các tổ chức nhà nước, các Hội Nhà văn còn chưa biết đến. Câu thơ này muốn nói về nỗi buồn của Đồng Đức Bốn, khi người ta còn chưa biết đến ông, đến tác phẩm của ông, mà ông nói lái đi là “để cả” trời “chiều” cũng buồn, trời buồn chuyển “thành” màu “tro”, màu “tro” xám buổi chiều khơi gợi nỗi buồn, “Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”. “Củ khoai nướng” đó chính là tập thơ lấy chính tên bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” làm tiêu đề. Có lẽ ở đây tác giả muốn ám chỉ về sự nghiệp văn chương của mình. “Đuổi theo con diều” bay lên trời xanh trước mặt, chỉ có thể là hình tượng “một con diều thơ ca mơ ước”. Niềm mơ ước từ tuổi thơ chân đất chăn trâu cho đến bây giờ đang trở thành hiện thực, tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” là một cột mốc văn chương đã “chín”, mong mỏi trở thành nhà thơ có lẽ là niềm mơ ước đã có từ lâu rồi, đang âm ỉ cháy, ước mong thầm kín của tác giả muốn đạt được là có tên trong một tổ chức văn chương của đất nước, liệu người ta có biết, có hiểu được mình. Cái sự nghiệp văn chương thơ phú rực “cháy” trong trái tim và niềm mong mỏi, hy vọng luôn thường trực trong người thơ Đồng Đức Bốn. Đó là mơ ước cháy bỏng của một con người xuất thân từ trẻ chăn trâu, ít được học hành, mong muốn trở thành một nhà thơ đúng nghĩa trong làng thơ Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn nghèo đói. Có lẽ đó mới là cái đích của bài thơ muốn hướng tới, ẩn chứa trong trái tim của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Có một câu thơ Đồng Đức Bốn viết lúc bệnh ung thư đã chuyển rất nặng, khi đang nằm ở bệnh viện, đầu năm 2006, có liên quan đến bài thơ và tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” và cho ta hiểu được ý của tác giả rõ hơn về bài thơ này. Đó là câu thơ ““Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa…” (sự nghiệp văn chương của ta đã hoàn thành rồi, thì ta trả bút cho trời). Sau tập thơ lục bát “Chăn trâu đốt lửa”, in năm 1993, là tập thơ “Trở về với mẹ ta thôi”, in năm 2020. Nhà thơ chân đất bước lên văn đàn đầy tự tin, kiêu hãnh. Sự việc lạ nhất là thoắt một cái nhà thơ chân đất Đồng Đức Bốn trở thành Giám đốc Trung tâm Doanh nhân Văn hóa Hải Phòng… Ông thành công, vì rất năng động tiếp cận trực tiếp để tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Đồng Đức Bốn với com lê, ca vát, giầy đen, đăng đàn đọc diễn văn… Hai đêm thơ của ông được tổ chức hoành tráng ở nhà hát Tháng Tám Hải Phòng và Khách sạn Horison Hà Nội. Các nhạc sĩ danh tiếng phổ nhạc thơ ông, còn những ca sĩ trung ương thể hiện ca khúc… Khi ông đến giao lưu đọc thơ cho sinh viên một số trường đại học được vỗ tay hoan nghênh kéo dài hàng phút… Khi đã có tiếng tăm, có lẽ ông sợ mọi người nhìn mình vẫn là chàng trai quê chân đất, nghèo khó, nên hay "khoe" về sự giàu có của mình. Còn bạn bè của Đồng Đức Bốn thì toàn là văn nhân, người nổi tiếng, mấy chục ông Tổng biên tập, nhà văn, nhà thơ có hạng. Đã có lúc, hứng lên ông tấn phong cho mình là kẻ được giao y bát của Nguyễn Du để giữ cho thơ lục bát ở Việt Nam được trường tồn, vinh thăng mãi mãi… Có lẽ đó cũng chỉ là tâm lí thông thường của người đời, thường có chút hoang tưởng đánh giá văn chương của mình cao hơn thực tại, chứ cũng không có gì phải trách cứ nhiều. Chúng ta ai cũng mong muốn có những học trò nối tiếp được sự nghiệp văn chương Nguyễn Du. Sự giầu sang của Đồng Đức Bốn sau này không làm cho thơ ông hay hơn, nhưng có thể làm cho nhiều người biết đến ông và biết đến thơ ông nhiều hơn, thời nay là vậy. Đồng Đức Bốn làm thơ theo cảm xúc, mà không theo lý trí, bài thơ không có ý tưởng định sẵn, người yêu thơ đọc rất thích, hầu như bài thơ nào cũng có những câu thơ tài hoa, nhưng những nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có tiếng tăm thì khó nhận xét phê bình, tuy trong thâm tâm vẫn thấy thích, thích từng câu thơ riêng lẻ, mà khó đánh giá tổng thể toàn bài thơ một cách thật thỏa đáng. Vì vậy Nguyễn Huy Thiệp và Trần Đăng Khoa đôi khi cũng lúng túng, không nhất quán khi đánh giá thơ Đồng Đức Bốn. Tuy vậy đa số những nhà thơ, nhà phê bình, nhà văn có tiếng đều khen thơ Đồng Đức Bốn. Rất nhiều nhạc sĩ có tiếng phổ nhạc thơ ông. Bài thơ “Trở về với mẹ ta thôi” được viết năm 1986, là một bài thơ hay, gây xúc động, đầy tình nhân ái, nó đã động được đến tầng sâu tâm hồn, làm rung động trái tim người đọc “Trở về với mẹ ta thôi/ Giữa bao la một khoảng trời đắng cay/ Mẹ không còn nữa để gầy/ Gió không còn nữa để say tóc buồn/ Người không còn dại để khôn/ Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm…” Năm 2005 Đồng Đức Bốn phát hiện ra mình bị ung thư phổi, sức khỏe giảm sút trầm trọng, đau đớn, nhưng vẫn sáng tác thơ hàng ngày. Ông ngồi lặng lẽ trầm tư nhâm nhi câu thơ mới viết ở bệnh viện “Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa…”. Ngày 14.2.2006 Đồng Đức Bốn trút hơi thở cuối cùng. May mắn là trước khi nhắm mắt ngày 19.1.2006 ông đã được nhìn thấy Tuyển tập thơ “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc”; đứa con tinh thần của mình nặng đến 4 kg, dày 1.108 trang. Tuyển tập “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” lấy theo tên một bài thơ. Đồng Đức Bốn ví mình như chim mỏ vàng và hoa cỏ độc lạ. Ông đã để lại những câu thơ đầy kiêu hãnh “Hiểu tôi là ngọn núi cao/ Thương tôi có một vì sao cuối trời”. Trong Tuyển tập thơ “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” có câu thơ “Bên trời, bên những thần linh/ Bạn đi tìm những bình minh vô thường”. Và phần cuối của tập thơ tuyển có câu “Tôi giờ về với trăng sao/ Xin trời một trận mưa rào đón tôi…”. Đồng Đức Bốn đã “về với trăng sao”, đã yên nghỉ với cỏ cây, “chim mỏ vàng” không còn hót được nữa, nhưng lòng khát khao, say mê với thơ ca của ông thì vẫn như ngọn lửa còn rực cháy mãi mãi. Hà Nội ngày 20.4.2021 LÊ THANH LONG

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

CHÀNG CÓC TÍA

CHÀNG CÓC TÍA ANH TA LÀ CẬU CỦA TRỜI (1) LÀ CON CỦA ĐẤT, LÀ LỜI CỦA DÂN (2,3). ĐÃ TỪNG NẾM TRẢI PHONG TRẦN THIÊN ĐÌNH NỔI TRỐNG, MỘT LẦN KINH THIÊN. L.T.L. _______ (1).Con cóc là cậu ông trời (2).Chuyện cóc kiện trời (3).Nghiến răng chuyển động bốn phương trời (Thơ Lê Thánh Tông) Dòng dõi xuất thân của chàng ta cũng ghê gớm lắm đấy chứ! THƠ VỊNH CON CÓC Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi Chép miệng dăm ba con kiến gió Nghiến răng chuyển động bốn phương trời. (Lê Thánh Tông) Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê - giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ của ông được đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là Hồng Đức Thịnh Thế, một trong bốn thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại phong kiến Việt Nam.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

CẦN NÓI CHO RÕ HƠN VỀ BÀI THƠ “CON CÓC”

CẦN NÓI CHO RÕ HƠN VỀ BÀI THƠ “CON CÓC” LÊ THANH LONG Bài thơ “Con cóc” đã có rất nhiều ý kiến bình luận phân tích trái chiều khác nhau. Người chê không ít, người khen cũng nhiều, tùy theo quan điểm của mỗi người. Vì vậy cần nói thêm cho rõ hơn để cho mọi người cùng hiểu rõ. Thực ra Lê Thanh Long đã viết bình luận và phân tích bài thơ “Con cóc” đăng trên trang Website lethanhlong.nghesi.vn từ năm 2012 và đăng trong cuốn sách Lê Thanh Long “Đến với thi ca’ (Tiểu luận), NXB Văn hóa dân tộc, 2013, trang 93. Bài thơ “Con cóc” là bài thơ khuyết danh, tức là không biết ai làm bài thơ này. Vậy thực ra bài thơ này có xuất xứ như thế nào? Có thực là tác giả của nó có chủ ý làm bài thơ “Con cóc” mang ý nghĩa sâu xa như vậy không? Hay chỉ là làm một bài thơ vui để gây cười, chế diễu, phê phán những anh chàng làm thơ hoang tưởng, hợm hĩnh cho thơ mình là hay, cho mình là tài giỏi. Mà vô tình tự nhiên bài thơ “Con cóc” mang trong mình cái ý nghĩa triết lý sâu xa mà chính tác giả làm ra nó cũng không ngờ tới. Không ai có thể khẳng định được điều này. Dù vô tình hay hữu ý thì bài thơ này vẫn là bài thơ có ý nghĩa sâu sắc, trường tồn. Bài thơ này không có gì hay về hình thức nghệ thuật, nó rất đơn giản, không có tứ, không có hình ảnh, mà chỉ là nói lên hành động của con cóc. Cho nên không thể phân tích bài thơ này hay về câu chữ, về cấu tứ, về hình thức nghệ thuật như cách thông thường phân tích bình luận một bài thơ mà ta vẫn thường làm. Mà chỉ có thể phân tích về cái hay do ý nghĩa của bài thơ mang lại. Giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu sinh năm 1916 tại Hà Đông, con nhà nghèo nhưng nổi tiếng học giỏi. Ông được học bổng du học bên Pháp. Cố giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu từ nửa thế kỷ trước đã thắc mắc với Đinh Từ Thức: “Ngay đối với ca dao, thường không viết rõ tác giả, nhưng ít nhất, biết nó nói cái gì; có khi còn biết xuất xứ của nó từ miền nào, hay vào thời nào. “Con cóc” là một bài thơ, mà thơ thì phải có tác giả, trừ khi tác giả ẩn danh vì một lý do quan trọng nào đó. Đã không biết tác giả, còn không biết nó được làm vào thời nào, miền nào, và nhất là không biết nó định nói cái gì. Tao tìm hoài, nghĩ nát óc mà không ra, mày có ý kiến gì không?” CUỘC TRANH LUẬN CỦA BA NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Bài thơ “Con cóc” có rất nhiều những ý kiến khác nhau, có người chê bài thơ “Con cóc” là bài thơ dở, có người lại khen là bài thơ hay, tùy thuộc vào quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề. thậm chí là có những cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà phê bình văn học tầm cỡ như Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc, Thụy Khuê… Các nhà phê bình văn học nói trên chỉ tranh luận dựa trên việc phân tích hình thức nghệ thuật của bài thơ. Chứ không nói bài thơ “Con cóc” có ý nghĩa gì. Chính điều đó đã gây khó cho mình. Những bài viết của ba nhà phê bình văn học này rất dài. Sau đây chỉ xin nói tóm tắt một số ý chính về cuộc tranh luận của ba nhà phê bình văn học Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc, và Thụy Khuê. Nhưng trước hết xin giới thiệu sơ qua về ba nhà phê bình văn học này. Đỗ Minh Tuấn: Sinh năm 1952, Nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình, đạo diễn phim, họa sĩ. Sinh ra ở Lương Sơn, Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây (Hà Nội ngày nay). Là hội viên Hội nhà văn VN, Hội viên Hội điện ảnh VN, Giám đốc hãng phim Nhân Đạo, Hội chữ thập đỏ VN, Ủy viên BCH Hội Điện ảnh Khóa III, công tác ở Hãng phim truyện VN. Nguyễn Hưng Quốc: Sinh năm 1957, tại Quảng Nam, là một nhà phê bình văn học, lấy bằng tiến sĩ văn học tại Đại học Victoria, Úc. Cũng tại đó ông giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam, hiện là giáo sư chủ nhiệm Ban Việt Học tại Đại học này. Nguyễn Hưng Quốc tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn vượt biên khỏi Việt Nam năm 1985, đầu tiên sang Pháp, sau đó định cư tại Úc từ năm 1991. Khi còn ở Việt Nam, ông đã tốt nghiệp ngành sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh. Thụy Khuê: Tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là một nhà báo, một nhà biên khảo và một nhà phê bình văn học. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học. Thụy Khuê bắt đầu viết tiểu luận phê bình văn học từ năm 1987. Bà được biết tới nhiều khi phụ trách chương trình Văn học Nghệ thuật của đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009. TRONG MỘt BÀI BÁO THỤY KHUÊ VIẾT: Cuộc tranh luận về Thơ Con cóc nếu xẩy ra trong điều kiện lập luận bình thường thì có thể rất hào hứng cho hai tác giả và bổ ích cho người đọc. NGUYỄN HƯNG QUỐC cho rằng Thơ Con cóc hay, đó là quyền thẩm định tự do của anh. Nhà phê bình ĐỖ MINH TUẤN có quyền phê bình nhà phê bình NGUYỄN HƯNG QUỐC, và NGUYỄN HƯNG QUỐC trả lời v.v… Đó là tiến trình bình thường của các cuộc tranh luận văn học. Nhưng ở đây có một cái gì đó không bình thường khiến mọi người chú ý, không phải trên khía cạnh lý thú của lý luận văn học, mà ở những điều, những chữ quá tải đã được đôi bên viết ra. ĐỖ MINH TUẤN dùng những chữ rất nặng cho một cuộc tranh luận văn học và chính ở chỗ đó mà người đọc bị chệch hướng, không thấy rõ mục đích “phê bình một nhà phê bình” của ĐỖ MINH TUẤN. Anh viết: “Vậy cãi lại tổ tiên, đem lý trí và học vấn cãi lại vô thức cộng đồng chỉ là sự xâm lăng về văn hóa, đem chuẩn mực văn hóa của cộng đồng này áp đặt cộng đồng khác vì mỗi nền văn hóa là một thực thể tinh thần có diện mạo riêng, có khóa mã riêng, có độ bảo thủ riêng. Sự áp đặt đó, dù có thành công về phương diện lý luận thì vẫn luôn thất bại trong thực tế. Từ góc độ nhân chủng học, quốc tế học, từ góc nhìn của mẫu quốc, ta có thể chứng minh rằng những kẻ bán nước trước đây là tiến bộ cao cả, có công. […]” (ĐỖ MINH TUẤN, Khế Ước Văn Hóa Trong Bài Thơ Con Cóc, Văn Học số 134, tháng 6/1997, trang 22) Chính những chữ quá tải này, không những khiến cho người đọc hồ nghi thiện chí (muốn phê bình) của ĐỖ MINH TUẤN mà còn triệt tiêu tính chất thuyết phục trong lập luận của anh vì bản chất của chúng (một vài chữ) chống lại hai đối tượng văn hóa và phê bình mà ĐỖ MINH TUẤN muốn đề cập. Điều mâu thuẫn là khi anh nói đến sự “xâm lăng văn hóa, đem chuẩn mực văn hóa cộng đồng này áp đặt cho cộng đồng khác” là chính ĐỖ MINH TUẤN muốn khép cửa, tức là đặt lại vấn đề đã có từ xưa: vấn đề giao lưu văn hóa. Sự phát biểu của ĐỖ MINH TUẤN khiến người ta nhớ đến các quan điểm dân tộc cực đoan, cho rằng: mỗi nền văn hóa, hoặc văn chương của mỗi dân tộc đều riêng rẽ, không thể pha trộn. Nếu đem pha trộn thì sẽ lai căng, mất gốc, sẽ mất bản sắc dân tộc … Quan điểm này được một số người dùng làm điểm tựa để đưa đến chính sách bài ngoại, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Giao lưu văn hóa không thể đưa đến sự “diệt chủng văn hóa”, mà ngược lại, đóng cửa văn hóa, chỉ đọc mình, chỉ tôn vinh dân tộc mình mới đáng ngại, có thể dẫn đến nguy cơ diệt chủng văn hóa. Tất nhiên người đọc cũng không nghĩ là ĐỖ MINH TUẤN chủ trương “đóng cửa văn hóa”, nhưng anh chỉ sa đà trong việc sử dụng từ ngữ. Nếu sáng tác đòi hỏi sự thực thì phê bình đòi hỏi sự chính xác. Và đó là lý do tồn tại của một ngòi bút phê bình. Khi NGUYỄN HƯNG QUỐC thách ĐỖ MINH TUẤN phải chứng minh được rằng Thơ Con cóc không phải là thơ, ĐỖ MINH TUẤN đã vội lo “đây là một thách thức triết học nghiêm túc, nhưng lại là một vấn đề ngụy tạo”. Những lo lắng của ĐỖ MINH TUẤN thật sự không cần thiết vì ở đây cũng chẳng có vấn đề triết lý triết học gì cả. Chỉ có một lẽ dễ hiểu là xưa nay chưa ai định nghĩa được một cách chính xác Thơ là gì? Và người ta cũng không hi vọng NGUYỄN HƯNG QUỐC hay ĐỖ MINH TUẤN sẽ là những người đầu tiên định nghĩa được thi ca trên trái đất này. Vậy Thơ Con cóc, bảo nó là thơ cũng được. Mà bảo không phải là thơ cũng xong. Nhưng người ta có thể giải thích được Thơ Con cóc hay hoặc dở dựa trên những tiêu chuẩn nghệ thuật, hoặc những phương pháp phân tích ngữ học. Điều cốt yếu là sự giải thích ấy có tính thuyết phục hay không, mà thôi. Thơ Con cóc vốn mang tiếng là dở. Tại sao? Tại vì những câu: “Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi” không mang một kiến trúc nghệ thuật nào cả: Vắng hình ảnh, không vang âm, không có khả năng biểu cảm, không có tính chất phức âm, đa nghĩa. Bây giờ NGUYỄN HƯNG QUỐC muốn chứng minh điều ngược lại: Thơ Con cóc hay. BÀI THƠ CON CÓC HAY Ở CHỖ NÀO (Gửi bởi Vanachi ngày 06/08/2005) Nguyễn Hưng Quốc viết: Trước hết và có lẽ cũng hiển nhiên hơn hết, đó là bài thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ. Ở mức độ nào đó, có thể coi Thơ con cóc cũng tương tự bức chân dung Thị Nở của Nam Cao Nếu Thị Nở là điển hình của cái Xấu, Thơ con cóc sẽ là điển hình của cái Dở. Chỉ riêng ở khía cạnh này, Thơ con cóc đã là một cái gì khá mới mẻ và đầy táo bạo, khác hẳn mỹ học truyền thống vốn đồng nhất cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật với cái đẹp của đối tượng được tác phẩm nghệ thuật miêu tả, từ đó, hình thành một lối đi độc đạo trong sáng tác: mọi người đều chăm chăm chọn những nhân vật đẹp, những khung cảnh đẹp. Văn học dân gian và tiểu thuyết thoát ly ra khỏi quan điểm hẹp hòi này khá sớm có lẽ do bản chất dân chủ của chúng. Thơ cứ đắm đuối mãI trong cõi mộng mơ. Cái xấu, cái tầm thường bị gạt qua một bên, trở thành lãnh địa dành riêng cho thơ trào phúng. Tuy nhiên, giá trị bài Thơ con cóc không phải chỉ có như vậy. Đọc bài thơ một cách nghiêm chỉnh như đọc một bài thơ trữ tình và quên đi câu chuyện tiếu lâm ngớ ngẩn chung quanh nó, chúng ta sẽ phát hiện ra một số điều rất lạ. Trước hết, về phương diện kết cấu, bài thơ rất ngắn, chỉ có sáu câu, lại được cắt ra làm 3 đoạn. Câu đầu của đoạn sau lặp lại nguyên vẹn câu cuối của câu trước. Thành ra, trừ câu đầu và câu cuối, tất cả bài thơ còn lại đều xuất hiện hai lần, cách nhau một quãng ngắt hơi, một quãng im lặng dài vì là thuộc hai đoạn thơ khác nhau. Cái quãng ngắt hơi ấy tạo ra cảm giác nghiêm trang, trịnh trọng cho cái động tác được miêu tả. Đây chỉ là kỹ thuật thông thường khi kể chuyện, đặc biệt những chuyện có vẻ ly kỳ, rùng rợn. Thế nhưng, khác với các câu chuyện ma, chẳng hạn, sau mỗi lần người kể im lặng để tạo tâm thế căng thẳng, hồi hộp cho người nghe hoặc người đọc là một chi tiết bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ, bài Thơ con cóc, ngược lại, sau mỗi lần ngắt hơi, lại lặp lại nguyên văn điều đã nóị. Điều này tạo nên một cảm giác nghịch lý: nó vừa nghiêm trang, trịnh trọng lại vừa rất nhàm, rất nhảm. Tính chất nghịch lý ấy lại được nhìn thấy ở một phương diện khác: hình tượng “con cóc”, lặp đi lặp lại sáu lần, chiếm nửa số lượng từ vựng trong bài, luôn luôn đứng làm chủ ngữ trong mọi câu thơ, nổi bật, uy nghi, vừa như một tượng đài lại vừa như một quyền lực. Nửa số từ vựng còn lại chỉ vừa đủ để diễn tả bốn động tác căn bản của con cóc: ở trong hang, nhảy ra, ngồi lại và cuối cùng, nhảy đi. Những động tác này không những nhàm, nhảm và còn vô nghĩa nữạ. Sự vô nghĩa này lại được cố tình trình bày một cách trịnh trọng: yếu tố hài hước của bài thơ được khơi dậy từ đây; lý do chính khiến Thơ con cóc bị coi là điển hình của cái dở nằm ở đâỵ Và cũng từ đây, chúng ta thấy được chủ đề của bài thơ: nó không phải là bài thơ tả con cóc mà, qua con cóc, bài thơ nói về những sự trịnh-trọng-vô-nghĩa. Sự kết hợp giữa hai yếu tố trịnh trọng và vô nghĩa góp phần mở rộng trường liên tưởng của bài thơ với loài cóc, chỉ có thể có sự vô nghĩa chứ không có sự trịnh trọng. Trịnh trọng là khái niệm dùng cho con người, một loài vật có trí tuệ và khả năng tự giác để gán cho hành động của mình như một giá trị nào đó có khi chính nó không có. Nguyễn Hưng Quốc (Thơ, v.v… và v.v…, Văn nghệ xuất bản tại California, 1996) THỤY KHUÊ PHÂN TÍCH VỀ Ý KIẾN CỦA NGUYỄN HƯNG QUỐC 1.Luận điểm 1, theo Nguyễn Hưng Quốc, Thơ con cóc hay vì được người ta nhớ. Anh viết: "Một tác phẩm văn học đã trở thành điển hình và được mọi người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thời đại này qua thời đại khác ghi nhớ thì không thể nào dở được" (Thơ, V.V... và V.V..., trang 41). Câu này chứng tỏ Nguyễn Hưng Quốc có cùng một quan điểm với Đỗ Minh Tuấn về quyền năng của ký ức cộng đồng, hay vô thức cộng đồng (chữ của Đỗ Minh Tuấn). Nếu đã chấp nhận: tác phẩm nào được người ta nhớ thì tất phải hay, như vậy còn cần bàn cãi làm gì? Chứng minh bằng cả một quyển sách cũng là thừa. Cho nên, cái "trí nhớ cộng đồng" mà hai tác giả đưa ra, chính nó, cũng không phải là điều làm họ tin tưởng. Vì sao? Vì được nhớ chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ để bảo đảm tính chất hay của một tác phẩm: Hay thì người ta nhớ, nhưng những gì mà người ta nhớ chưa chắc đã hay. 2.Luận điểm 2: So sánh Thơ con cóc với Thị Nở của Nam Cao. Nguyễn Hưng Quốc viết: "Trước hết và có lẽ cũng hiển nhiên hơn hết đó là bài thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ. Ở mức độ nào đó có thể coi Thơ con cóc cũng tương tự bức chân dung Thị Nở của Nam Cao. Nếu Thị Nở là điển hình của cái xấu, Thơ con cóc sẽ là điển hình của cái dở. Chỉ riêng khía cạnh này, Thơ con cóc đã là cái gì khác mới mẻ và đầy táo bạo, khác hẳn với mỹ học truyền thống vốn đồng nhất cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật với cái đẹp của đối tượng được tác phẩm nghệ thuật miêu tả, từ đó, hình thành một lối đi độc đạo trong sáng tác: mọi người đều chăm chăm chọn những nhân vật đẹp, những khung cảnh đẹp. văn học dân gian và tiểu thuyết thoát ly ra khỏi quan điểm hẹp hòi này khá sớm, có lẽ do bản chất dân chủ của chúng. Thơ cứ đắm đuối mãi trong cõi mộng mơ, cái xấu, cái tầm thường bị gạt qua một bên trở thành lãnh địa dành riêng cho thơ trào phúng" (Thơ, V.V... và V.V..., trang 44). Các luận điểm mà các tác gia đưa ra không thuyết phục, luẩn quẩn, vì dựa trên việc phân tích nghệ thuật văn chương của bài thơ. Và rồi hai tác giả đi quá đà chê bai nhau, ngoài phê bình văn học. Bây giờ đến phần trọng yếu là phần lý thuyết văn học của Nguyễn Hưng Quốc. Nguyễn Hưng Quốc giải thích mục đích của anh: "Bài thơ con cóc hay thật hay không hay thật, với tôi, không phải là điều quan trọng. Đem bài con cóc ra để phân tích, tôi nhắm tới hai mục tiêu khác quan trọng hơn là việc bình luận bài thơ ấy nhiều: Thứ nhất, mượn nó để phê phán những quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ cho đến giờ vẫn thống trị trong sinh hoạt thi ca Việt Nam. Thứ hai, mượn nó để chứng minh ý nghĩa của việc đọc, của người đọc, qua đó, đưa ra luận điểm cho rằng thơ là cái gì đong đưa giữa văn bản và người đọc chứ không phải là cái gì có sẵn, tự tại, nhất thành bất biến bên trong tác phẩm; bản chất của thơ là một cái gì "trống" để người đọc có thể nhập cuộc, nhập vui, làm đồng tác giả với tác giả; từ đó, hình dung con đường phát triển thơ như một quá trình hòa giải giữa nhà thơ và người đọc; chủ nghĩa hiện đại như một chủ nghĩa đặc tuyển; Thơ mới rất gần với văn xuôi ở tính chất tự sự của nó, v.v... Với tôi, mục tiêu thứ hai này quan trọng hơn hẳn: nó chiếm gần hết số trang của cuốn sách. Đó là lý do tại sao tôi xem Thơ, V.V... và V.V... trước hết là một cuốn sách về lý thuyết văn học chứ không phải là phê bình văn học" (Trả lời Đỗ Minh Tuấn,Văn Học số 134, tháng 6/1997) Độc giả giật mình: Đọc xong cuốn sách mới được biết tác giả không cho điều mình muốn chứng minh là quan trọng. Vậy chúng ta thử tìm hiểu chỗ mà Nguyễn Hưng Quốc cho là quan trọng là gì đây? Đó là: Lý thuyết văn học mới mà anh đưa ra, gồm hai phần: - Phê phán những quan điểm thẩm mỹ cũ; - Nói lên sự quan trọng của việc đọc. Khi Nguyễn Hưng Quốc viết: "Bài thơ con cóc, ngược lại, trần trụi tuyệt đối. Như một cành gai. Không có đến lá, đừng nói gì là hoa. Nó thô tháp. Nó mạnh bạo. Nó sần sùi. và cũng có thể nói, nó tàn nhẫn nữa. Nó xóa bỏ hết mọi son phấn và loại trừ hết cả cảm xúc thừa thãi để bắt người đọc một mình sững sờ đối diện với sự vô nghĩa của cuộc đời. Không thể có thứ ngôn ngữ nào giản dị hơn thế nữa. Nó có phần giống như thứ ngôn ngữ Albert Camus dùng khi viết Người Xa Lạ" (Thơ, V.V... và V.V..., trang 50) Nguyễn Hưng Quốc đã ghi lại cảm giác mà Thơ con cóc đã gieo vào lòng anh.Và ấn tượng ấy chỉ đúng với anh thôi. Cho nên nếu chỉ dùng những cảm xúc mà câu thơ gieo vào lòng mình để khái quát hóa thành ấn tượng chung cho mọi người thì sẽ gặp khó khăn: không thuyết phục được người đọc. Đó là những ý kiến phân tích của Thụy Khuê về những bài viết của Đỗ Minh Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc. CUỘC TRANH LUẬN CUỐI CÙNG LẠI TRỞ VỀ ĐIỂM XUẤT PHÁT BAN ĐẦU Nguyễn Hưng Quốc chứng minh rằng bài thơ “Con cóc” hay, vì là bài thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ. Phê phán Nguyễn Hưng Quốc và Đỗ Minh Tuấn một hồi, cuối cùng thì Thụy Khuê cũng cho rằng bài thơ “Con cóc” là bài thơ dở, bảo nó là thơ cũng được. mà bảo không phải là thơ cũng xong. Thụy Khuê viết: Thơ Con cóc vốn mang tiếng là dở. Tại sao? Tại vì những câu: “Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi” không mang một kiến trúc nghệ thuật nào cả: Vắng hình ảnh, không vang âm, không có khả năng biểu cảm, không có tính chất phức âm, đa nghĩa. Nhưng người ta có thể giải thích được Thơ Con cóc hay hoặc dở dựa trên những tiêu chuẩn nghệ thuật, hoặc những phương pháp phân tích ngữ học. Điều cốt yếu là sự giải thích ấy có tính thuyết phục hay không, mà thôi. Các nhà phê bình văn học rất lúng túng, khi chỉ dựa trên quan điểm phân tích về hình thức nghệ thuật để xác định bài thơ “con cóc” là dở hay là hay. Nếu để chứng minh bài thơ “con cóc” là dở thì câu chuyện kể về bài thơ này, người ta đã nói ngay từ đầu rồi. Việc gì phải mất công dài dòng, tốn giấy mực như vậy. Nhưng dù sao thì độc giả cũng có thêm được những hiểu biết. Một bài thơ hay hay là dở là ở ý nghĩa của nó mang lại. Hình thức nghệ thuật cũng là để phục vụ cho mục đích của người làm thơ, sao cho bài thơ đạt tới một ý nghĩa nào đó mà thôi. Hà Nội ngày 27.3.2021 LÊ THANH LONG